Như vậy là chúng ta đã bước vào Mùa Chay, cũng như mọi năm, mùa chay bắt đầu từ thứ 4 lễ Tro và kéo dài trong 40 ngày. Mùa chay được khởi đầu bằng nghi thức xức tro trên đầu, nghi thức này bắt nguồn từ truyền thống xa xưa của dân Do Thái. Vậy “tro” có ý nghĩa gì đối với chúng ta hôm nay và có liên quan gì đến đời sống đức tin của người Công giáo?
Từ thời Cựu ước, “tro” tượng trưng cho sự hoán cải, thống hối ăn năn. Chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa của việc này trong sách ngôn sứ Giôna. Khi Thiên Chúa sai ông Giôna đến với dân thành Ninivê để tuyên báo lệnh trừng phạt thì toàn dân sợ hãi, tha thiết ăn chay cầu nguyện, xức tro trên đầu để tỏ lòng sám hối và Chúa đã tha phạt cho thành.
Ngày nay, khi cử hành phụng vụ trong mùa chay, Giáo hội mời gọi mỗi người Kitô hữu hãy ăn năn hối cải, thay đổi đời sống và quay trở về với Thiên Chúa. Hoán cải không phải chỉ dừng lại ở việc “phô trương trước mặt thiên hạ” nhưng là một sự hoán cải tận căn.
Tội lỗi đã ăn sâu vào con người và hầu như đã trở thành 1 phần của tâm hồn, vậy muốn dứt bỏ tội lỗi chúng ta cần một sự quyết tâm thật sự mạnh mẽ. Và trong bài tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã đưa ra cho chúng ta những phương thế để vượt thắng được những đam mê thấp hèn trong con người mình:
Lạy Chúa, xin ban thêm sức mạnh cho chúng con để mùa chay năm nay qua những việc mà Chúa mời gọi, chúng con biết nhìn lại con người mình, biết ăn năn trở về với Chúa để Ngài biến đổi tâm hồn chúng con hầu xứng đáng trở nên con cái của Chúa ngay ở thế gian này. Amen!
Sr Vũ Linh, OA