“Giảng dạy không thì chưa đủ. Cần phải giáo dưỡng ; và giáo dục là một việc khó hơn nhiều so với giảng dạy”
(Cha Emmanuel d’Alzon)
Điều kiện của một nhà giáo dục tâm huyết là gì ?
Một người thầy Kitô giáo xứng với danh này cần có tất cả các nhân đức, và giảng dạy các nhân đức ấy bằng gương sống của mình nhiều hơn là qua lời nói. Tuy nhiên, cha đòi hỏi nơi người thầy những điểm chính yếu sau :
1. Người thầy phải kiên nhẫn
Cần phải kiên nhẫn. Miệt mài giáo dục và không ngại rủi ro, thất vọng và thất bại, đó là vực thẳm của những ảo tưởng: « Ôi thế hệ gian tà và cứng lòng không chịu tin ! Ta còn phải ở với các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa ?» Bậc thầy vĩ đại của những người thầy, Chúa chúng ta đã thốt lên (Mt 17,17). Vâng, cần phải kiên nhẫn, và rất kiên nhẫn, và nhất là chúng ta phải áp dụng lời của thánh Gia cô bê vào tron giáo dục : « Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo » (Gc 1,4). Chỉ sau khi chờ đời một thời gian dài, người làm vườn mới thấy những hạt giống nảy mầm trên luống của mình. Người ta phải kiên nhẫn chờ đợi chúng. Với trẻ nhỏ cũng tương tự như vậy. Đôi khi các em tiến triển rất chậm nhưng không phải lúc nào các em ấy cũng sinh những hoa trái kém chất lượng.
Tuy nhiên, lúc cần sự kiên nhẫn nhiều nhất là lúc trực diện với sự pha trộn giữa sự tinh nghịch và sự nông nổi đã hình thành nên bản chất của đứa trẻ. Đứa trẻ có cái tâm tốt, nhưng cậu lại dễ thất vọng bởi sự thiếu chú tâm của cậu. Liệu cậu có nghiêm túc không, hãy để ý theo sát nhưng mưu mẹo tinh vi nho nhỏ và niềm hạnh phúc của cậu nhằm nắm được điểm yếu của người thầy, đôi khi không đếm xuể, cha không biết có sự tính toán xấu xa nào chăng, mà chính bản thân cậu ấy không phải lúc nào cũng ý thức, cậu hầu như không ý thức, và đánh lạc hướng những người có trách nhiệm trên cậu. Vâng! Khi gặp những đứa trẻ như vậy, đòi hỏi nơi chúng ta sự kiên nhẫn. Không phải lúc nào những đứa trẻ này cũng tệ cả, và chúng ta đã thấy các em trở nên tốt lành hơn nhiều, tiến bộ hơn nhiều. Điều quan trọng là các em cần hiểu nhân đức nào cần phải có, và chúng ta giáo dục và trợ nâng các em.
2. Thông minh
Cần phải thông minh. Người thầy kém thông minh sẽ gặp mọi hiểm họa. Chẳng ai đánh giá người thầy cho bằng chính học trò của mình. Đối với học trò, người thầy là đối tượng bất diệt của việc học tập không mấy khoan dung, và nếu người thầy kém thông minh, người thầy có thể lãnh mọi rủi ro và thất bại.
Chỉ có một phương thuốc duy nhất cho sự khó nhọc này: đó là sự thánh thiện gấp mười lần. Qua đó, người thầy sẽ tạo thiện cảm, khơi dậy lòng quý mến nơi học trò, và những lỗi lầm của chúng sẽ tan biến trong sự tôn kính mà đôi khi người thầy truyền cảm hứng cho chúng; Cha nói đôi khi, bởi vì chúng ta cũng có thể nhầm.
Cha không nói cần phải có thiên tài: thiên tài sẽ đánh mất sự kiên nhẫn; nhưng cần một con người tinh tế và có năng lực đánh giá sự việc chuẩn xác, người xoa dịu sự khó chịu của học trò bằng sự điềm tĩnh của mình, bởi thường thì cuộc chiến khốc liệt diễn ra ở đây. Đứa trẻ tìm cách chọc tức người thầy, y như người ta húc con bò để làm cho nó tức điên. Khi người thầy quá bực tức, không còn kiềm chế được bản thân nữa, thì đứa trẻ đạt được mục tiêu; vậy là đứa trẻ đã thắng cuộc, và niềm vui sâu thẳm của cậu là được trở thành người mạnh nhất, khiến cậu nhiều lần không đếm xỉa gì đến tất cả những hình phạt mà người ta giáng cho cậu. Thường thì im lặng là vũ khí lợi hại nhất của người thầy. Học trò sẽ bực mình, khó chịu khi không thể đọc được ý nghĩ cứ đeo đẳng và sau cuộc vật lộn chiến đấu, cậu sẽ phải đầu hàng.
Trí thông minh của người thầy cũng phải bao hàm trong việc làm tăng giá trị cho những gì vốn mang giá trị, và ngăn chặn kịp thời việc lạm dụng tận gốc những giá trị ấy; nhưng cũng đừng để bị tai tiếng bởi cái mà, tự nó, chẳng là gì cả: điều chẳng là gì, được coi là không quan trọng gì cả, trong thực tế rốt cuộc chẳng có giá trị gì.
Đây là hòn đá thử vàng cho một số người thầy tin rằng mọi thứ mất đi vì dường như người ta xúc phạm đến uy quyền bất khả xâm phạm của họ. Hơi khách quan một chút, đối nhân xử thế với trí thông minh, sẽ tránh được nhiều cú sốc, nhiều mối hận thù, đôi khi là gốc rễ của thước đo quyền lực vừa nặng nề, vừa bất công. Bề trên phải nâng đỡ những người thầy, hỡi ôi, những người thầy! Vì tính dễ tự ái ngớ ngẩn của người thầy, họ thường tự làm cho mình trở nên không thể chịu đựng nổi!
Vậy sẽ khắc phục ở đâu? Trong trí thông minh mà họ thiếu hụt. Vì thế, không có phương thuốc nào khác ngoài việc thay đổi họ, không cần đưa ra quá nhiều lý do cho những người trẻ nổi loạn. Hơn nữa, vì trong rất nhiều trường hợp, nếu cha có thể sử dụng cách diễn đạt bình dị một chút, thì cách tốt nhất khiến học trò trở thành những đứa trẻ ngoan, đó là được là chính mình, đừng để các em tự tiện mà các em sẽ nhanh chóng lạm dụng nó, nhưng ở mức chứng minh cho các em thấy rằng chẳng có ác ý gì cả khi chúng ta biết các em và chúng ta chẳng nghi ngờ gì các em.
3. Tận tâm
Người thầy phải tận tâm. Điều cốt yếu là rèn luyện ý thức và huấn luyện lương tâm của học trò, và chúng ta không thể bày tỏ sự tổn hại đối với những đứa trẻ hồn nhiên này bởi một người thầy bối rối lương tâm và hạ thấp vinh dự Kitô giáo. Hệ quả đầu tiên mà học trò rút ra, đó là kết luận sai lầm rằng thầy của mình là người không có đức tin. Và người thầy có thể làm gì trong một cơ sở Kitô giáo, khi người thầy có đức tin nhưng người ta lại không tin nhận điều đó? Điều đó tựa như đống đổ nát tan hoang của một căn nhà. Trong gần bốn mươi năm, cha đã chỉ thấy một người thầy đạo đức giả và một vị linh mục tồi, mà học trò đã lầm tưởng về họ. Biết bao lần học trò đoán trước được rằng một con người như vậy đến thử việc nhưng không thể ở lại, và chúng đã có một sự nhận định rất chuẩn xác, trước khi phán quyết của bề trên được ấn định!
4. Bền chí
Người thầy Kitô giáo phải là người bền chí. Cha đã nói rằng, tại những cơ sở tốt nhất, một kiểu chiến đấu trường kỳ được hình thành giữa học trò và những người thầy; Nếu người thầy bền chí, không tức giận, hoàn toàn tự chủ bản thân, thì liệu người thầy có thể nói về những chiến công mà mình đạt được không nhỉ?
Nói chung, có thể chữa lành được cho đứa trẻ, miễn là chúng ta chữa trị đúng cách; tất cả đều gói gọn trong sự can trường, bền chí. Điều này đôi khi còn thiếu nơi những người thầy trẻ tuổi, vì họ cũng có những khiếm khuyết riêng của bản thân, và đối với họ, khi thất bại thì sự chán nản tỷ lệ thuận với lòng tự tôn của họ.
Vì họ đã không thành công, nên chẳng có gì phải làm. Lập luận cực kỳ sai lầm. Họ phải rút ra rằng, chưa thành công thì phải cố gắng làm tốt hơn để rút ra bài học, và từ đó cho thấy rằng kinh nghiệm là món quà vô giá đối với họ; nhưng kinh nghiệm đến hơi muộn màng và thường là kết quả của những thử nghiệm thất bại ê chề.
5. Được linh hoạt bởi một lòng nhiệt huyết thực thụ
Cuối cùng, người thầy Kitô giáo phải được linh hoạt bởi một lòng nhiệt huyết thực thụ. Công việc khó nhọc, mà hoa trái thì chẳng hứa hẹn gì! Người thầy phải kín múc lòng nhiệt huyết ấy nơi tình yêu của Chúa-chúng-ta dành cho các linh hồn; Người thầy phải yêu mến các linh hồn như chính Đấng Cứu độ đã yêu mến họ. Đừng ảo tưởng: một linh hồn được lôi kéo về sự thiện thì về sau sẽ sinh hoa kết trái gấp cả trăm lần, bởi linh hồn sẽ được chuẩn bị theo giáo huấn Kitô giáo, bởi linh hồn sẽ tránh bị vấp phạm, bởi người ta sẽ đỡ nâng linh hồn dậy khi cần, bởi linh hồn sẽ tìm thấy sự khích lệ vào đúng thời điểm. Những sự bấp bênh và chênh vênh của người thầy sẽ được giải quyết, và linh hồn sẽ ung dung bước vào con đường thiện hảo, không còn chệch đường nữa. Đây là hoa trái của lòng nhiệt huyết kiên nhẫn, trí thông minh, tận tâm và bền chí của một người thầy Kitô giáo…
(Trích Những bài suy niệm của Cha Emmanuel d’Alzon dành cho anh em Hội dòng Augustinô Đức Mẹ Lên Trời, do Sr. M-Micael Hoàng Phương Thuý, OA chuyển ngữ)